Câu hỏi đặt ra với tất cả các khách hàng, đại lý khi thực hiện lắp hệ thống gas là làm sao tính toán để lắp đặt hệ thống đảm bảo kỹ thuật , gas cháy không bị yếu, và tránh trường hợp lắp đặt hệ thống quá lớn gây lãng phí việc đầu tư. Sau đây là câu trả lời>>
- Gas lỏng trong thiết bị tồn chứa bay hơi tự nhiên bằng cách lấy nhiệt nội tại và hấp thụ nhiệt lượng từ môi trượng xung quanh. Tốc độ truyền nhiệt từ môi trường phụ thuộc vào chênh lệch giữa nhiệt độ LPG trong bình và nhiệt độ môi trường không khí xung quanh, phụ thuộc vào diện tích bề mặt ướt (bề mặt gas lỏng tiếp xúc với thành bình), mầu sơn ngoài của vỏ bình và độ ẩm của không khí.
Liên hệ ngay >>0982.503.950
- Khi rút gas hơi từ không gian phía trên mặt thoáng của bình sẽ gây ra hiện tượng sôi nội tại trong gas lỏng, tạo gas hơi để thiết lập một hệ cân bằng, duy trì không thay đổi áp suất. Trước hết quá trình hoá hơi thu nhiệt từ trong bản thân gas lỏng (ẩn nhiệt) sau đó tiếp tục hấp thụ nhiệt từ không khí xung quanh thông qua vỏ bình nên diện tích bề mặt ướt quyết định tốc độ truyền nhiệt. Bề mặt tiếp xúc giữa vỏ bình với gas hơi hấp thụ nhiệt không đáng kể vì chất khí (hơi gas) dẫn nhiệt kém. Do đó bình có công suất cấp gas lớn nhất khi được nạp đầy (tối đa 85 % dung tích) và càng sử dụng bề mặt ướt giảm dần nên công suất cấp gas giảm dần.
- Nếu thiết kế chọn phương án hoá hơi tự nhiên mà lựa chọn số lượng bình 48 kg không đủ hoặc bồn chứa quá nhỏ thì sau một thời gian vận hành, nhiệt lượng bên ngoài không cung cấp đủ hoặc nhiệt độ môi trường quá thấp thì gas và bình chứa bị làm lạnh nhanh chóng (ngưng hơi ẩm không khí, ướt vỏ bình dẫn đến giảm tốc độ hoá hơi và không cung cấp đủ gas cho thiết bị đốt (hiện tượng quá tải).
- Phương pháp hoá hơi tự nhiên có hạn chế: không thể tăng diện tích bề mặt ướt để tăng công suất tiêu thụ bằng cách chọn bồn chứa lớn hoặc lắp quá nhiều bình 48 kg, khi đó phải chuyển sang phương pháp hoá hơi cưỡng bức bằng máy hoá hơi, công suất cấp gas phụ thuộc vào công suất máy hoá hơi mà không phụ thuộc kích thước thiết bị chứa.
- Máy hoá hơi là thiết bị trao đổi nhiệt, gas lỏng được gia nhiệt bằng điện trở thông qua áo nước hợc tiếp xúc trực tiếp, gia nhiệt bằng hơi nước, có máy hoá hơi không dùng điện chỉ sử dụng nhiều cánh hấp thụ nhiệt môi trường/ ánh nắng… Máy hoá hơi thường có công suất từ 10 kg/h đến 500 kg/h. Tuy nhiên một số nhà máy sản xuất máy hoá hơi cũng đã sản xuất ra các máy hoá hơi có công suất 1000 – 1200kg/h. Khi lắp máy hoá hơi, công suất cấp cho thiết bị đốt do máy hoá hơi quyết định, không phụ thuộc vào các yếu tố quyết định của quá trình hoá hơi tự nhiên như: số lượng bình 48 kg/h, nhiệt độ môi trường/ mùa, miền, lượng gas lỏng tồn trong bình.
- Trong quá trình hoá hơi tự nhiên Propane có nhiệt độ sôi thấp (-42oC) luôn bay hơi trước butane có nhiệt độ sôi (-0,5oC) nên càng sử dụng nồng độ butane trong LPG bình càng tăng nên không trách khỏi việc tốc độ bay hơi và công suất cấp gas giảm dần đồng thời lượng gas lỏng giàu butane còn lại rất khó bay hơi hết để cấp gas cho lò đốt. Việc sử dụng máy hoá hơi sẽ sử dụng triệt để hết gas lỏng trong bình và luôn cấp gas ổn định dù bình đầy hay vơi.